Gạo lứt nảy mầm là gì?
Gạo lứt nảy mầm (gạo mầm) hay còn gọi là gạo GABA là sản phẩm của quá trình ngâm và ủ gạo lứt trong nước ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ pH thích hợp nhằm tạo ra môi trường tương thích với quá trình nảy mầm tự nhiên của hạt gạo. Hạt gạo sau khi nảy mầm mang lại tác dụng nhiều hơn, tốt hơn cho sức khỏe bởi gia tăng thêm các chất dinh dưỡng và có lợi cho đường tiêu hóa.
Gạo lứt nảy mầm tốt hơn gạo lứt
Một số đặc điểm của gạo lứt nảy mầm khiến cho nó được xem là tốt hơn so với gạo lứt thông thường:
- Các enzym ức chế quá trình nảy mầm của hạt gạo lứt bị trung hòa. Những enzym này khi ăn vào sẽ có tác dụng ức chế các enzym của đường tiêu hóa, gạo lứt nảy mầm sau khi trải qua quá trình ngâm trong khoảng 20 – 36 tiếng sẽ trung hòa được các loại enzym ức chế có trong hạt gạo nên tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn hơn.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, khi ngâm ủ gạo lứt nảy mầm, các enzym thủy phân tinh bột sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp thành những chất đơn giản hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Các khoáng vi lượng cũng tạo phức với protein để có hiệu quả tốt hơn về mặt tác dụng sinh học.
- Quá trình nảy mầm làm gia tăng các yếu tố dinh dưỡng đã có trong gạo lứt như lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt.
- Gạo lứt nảy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cho vị hơi ngọt vì các enzyme đã tác động vào các chất đường và đạm trong hạt gạo.
Công dụng của gạo lứt nảy mầm
Quá trình nảy mầm thích hợp của gạo lứt sẽ làm gia tăng hàm lượng các hợp chất phenol hòa tan và không hòa tan, tăng hàm lượng carotenoit, mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người:
- Giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị đái tháo đường typ 2
- Giúp kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch cùng các biến chứng liên quan.
- Có tác dụng ổn định huyết áp đối với người bị chứng huyết áp cao
- Hàm lượng gaba cao có trong gạo mầm giúp cải thiện chứng mất ngủ, chứng hay quên và chứng loạn trí não
- Phòng ngừa táo bón, kích thích tiêu hóa
- Gạo lứt nảy mầm có chứa γ – orynazol, một acid ferulic có tác dụng chống oxy hóa ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.
Cách làm gạo lứt nảy mầm
Bước 1: Lọc, loại bỏ những hạt gạo lứt không còn phôi và các hạt bị gãy vỡ
Bước 2: Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 30 – 350C trong khoảng 20 – 36 giờ, thay nước sau mỗi 6 – 8h để kích thích gạo nảy mầm.
Bước 3: Khi thấy mầm nhú khoảng 1mm là đạt.
Lưu ý:
- Có thể sau 6-8h ngâm nước thì lấy gạo lứt ra, cho gạo vào túi vải thô ráo nước ủ trong thùng xốp có bóng điện ở nhiệt độ 30-350C cho đến khi thấy mầm nhú khoảng 1mm là được.
- Thêm một ít muối vào nước ngâm gạo lứt để tạo môi trường pH tối ưu.
Tự làm gạo lứt nảy mầm ở nhà có đảm bảo hay không?
Nếu bạn chắc chắn được các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, độ pH và thời gian ngâm gạo lứt đúng như chỉ dẫn trên thì câu trả lời là “Có”
Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện quá trình này tại nhà sẽ có một số khó khăn như sau:
- Khó loại bỏ hết được các hạt gạo đã bị gãy vỡ, hạt không còn phôi. Nếu những loại hạt này ủ và ngâm trong nước trong một thời gian dài sẽ khiến gạo lứt nảy mầm có mùi hôi và dễ bị hư hỏng.
- Nước ta thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trong điều kiện môi trường bình thường khó để đảm bảo về các tiêu chí về nhiệt độ, độ ẩm.
- Ngâm gạo lứt nảy mầm cần phải thay nước sau mỗi 6-8h để loại bỏ các vi sinh vật có hại tồn tại trong nước gây bất tiện khá nhiều.
Mua các sản phẩm gạo lứt nảy mầm ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể mua các sản phẩm gạo lứt nảy mầm ngay tại website trực tuyến Gaolucraybhnong.com. Chúng tôi cam kết sẽ đưa tới cho khách hàng sản phẩm tốt nhất phục vụ mọi bữa ăn gia đình Việt với quyết tâm “Gạo ngon từ tâm” chúng tôi đã và đang phục vụ hàng trăm nghìn suất cơm cho người Việt hiện nay.